Làm toán và vẽ biểu đồ trong Microsoft Word 2010

0
5625

Microsoft Word 2010 được trang bị nhiều tính năng mới. Giới thiệu một add-in vô cùng tiện lợi giúp cho Microsoft Word, Microsoft OneNote có khả năng giải toán và vẽ biểu đồ 2D lẫn 3D là Microsoft Mathematics (Mathematics). Bạn tải miễn phí tại địa chỉ http://tinyurl.com/2f27jb6, dung lượng 6.6 MB và chỉ tương thích với Microsoft Office 2010/2007 bản 32 bit. Sau khi cài đặt xong, Microsoft Word sẽ có thêm thẻ Mathematics. Để khai thác các tính năng của add-in này thì việc đầu tiên công thức toán học phải được chèn với Equation của Microsoft Office chứ không dùng Microsoft Equation 3.0.

1. Thực hiện tính toán

Tính năng đầu tiên bạn cần biết là có thể sử dụng Mathematics để tính toán trong Microsoft Word, để thực hiện phép toán, bạn bấm chuột vào phép tính cần thực hiện rồi vào thẻ Mathematics > Compute > Calculate. Vài giây sau bạn sẽ có kết quả của phép tính mà không phải bấm máy tính hay nhờ đến Microsoft Excel.

2. Giải phương trình điều kiện, phương trình bậc cao

Muốn giải phương trình bậc cao (bậc 2,3.4…) bạn thực hiện soạn thảo phương trình rồi bấm chọn vào đó và vào thẻ Mathematics > Compute > Solve for x (nếu như ẩn là a, y thì hệ thống sẽ tự động nhận). Trong giây lát, bạn sẽ có kết quả của phương trình cần giải.

Với các nghiệm có điều kiện thì Mathematics cũng cho ra kết quả giống như bạn giải thông thường.

3. Giải hệ phương trình

Để giải hệ phương trình thì bạn nhập từng phương trình riêng rẽ phân biệt nhau bằng dấu cách hoặc mỗi phương trình trên một dòng (không có dấu móc như thông thường). Khi cần giải, bạn bôi đen các phương trình “thành viên” rồi cũng ở thẻ Mathematics bạn chọn Compute > Solve for x,y (hay a, b tùy vào ẩn). Quá trình giải hệ phương trình sẽ lâu hơn giải phương trình một chút.

Không chỉ giới hạn trong tính toán phép tính thông thường, giải phương trình, hệ phương trình mà Mathematics cũng rất “giỏi” tính đạo hàm, tích phân cũng như tính toán giới hạn…Tuy nhiên, do không phải là công cụ chuyên về toán học nên có lúc Mathematics sẽ “đầu hàng” bài toán của bạn.

4. Tính đạo hàm, vi phân

Từ một biểu thức sẵn có, bạn có thể tìm đạo hàm, vi phân bằng cách bấm chọn biểu thức đó rồi vào thẻ Mathematics > Compute và chọn Differentiate on x hay Integrate on x.

5. Làm việc với ma trận

Để thực hiện tính toán với ma trận, bạn bấm chọn ma trận rồi trong thẻ Mathematics bạn vào Compute > Matrix rồi lựa chọn hoạt động như tính toán, nghịch đảo, chuyển vị…

6. Thực hiện vẽ biểu đồ

Để vẽ biểu đồ các phương trình bậc nhất, bậc hai, ba,… hay phương trình lượng giác, mặt cong…Tùy vào đặc điểm của phương trình mà biểu đồ sẽ được vẽ trong hệ tọa độ Đề-các 2D hoặc 3D. Bạn bấm chuột vào phương trình cần vẽ đồ thị rồi tại thẻ Mathematics bạn bấm Graph > Plot in 3D hay Plot in 2D.

Sau đó ở các phần Display, Zoom bạn lựa chọn hiển thị cho biểu đồ như cho hiện, ẩn trục tọa độ, định chiều dài trục, tỉ lệ zoom…Tại Rotate bạn chọn trục quay (x,y,z) và ở Animation bạn có thể xem sự thay đổi hình dạng của biểu đồ theo giá trị bằng cách bấm vào nút . Khi đã có biểu đồ như ý muốn, bạn bấm Insert để chèn vào.

Khi cần thay đổi hiển thị bạn bấm chọn biểu đồ rồi vào thẻ Mathematics > Graph > Edit graph.

Ngoài ra, Microsoft Mathematics còn nhiều đặc điểm khác khá thú vị, bạn có thể tự tìm hiểu thêm.

Nguyễn Văn Mẫn – Báo Thủ thuật máy tính

Quảng cáo